Tại sao 2 xe cưới gặp nhau phải đổi hoa?

Từ xưa đến nay, Việt Nam có không ít những phong tục tập quán mà cả những người trong cuộc cũng không hiểu rõ. Đặc biệt là vào các sự kiện quan trọng như đám cưới, ma chay… ở nhiều nơi thuộc nhiều vùng miền khác nhau lại có một tập tục riêng biệt. Cưới xin là một nghi lễ rất trọng đại, đi cùng với nó là phong tục mỗi nơi mỗi khác, tất cả đều được tương truyền lại từ thời ông cha thời xa xưa. Nhưng trên hết, đó chính là những tập tục mang đến điều tốt lành, may mắn trong ngày đại hỷ của các cặp đôi. Theo quan niệm dân gian tại một số tỉnh thì khi hai đám cưới gặp nhau hãy trao hoa cưới (có thể là hai cô dâu hoặc hai chú rể trao cho nhau) sẽ giúp xua đuổi vận xui và giúp tình duyên vợ chồng bền chặt. Tất nhiên, vì là quan niệm thì không ai chứng minh được đúng sai, người đời sau thấy đời trước đã làm thì cứ thế mà theo thôi và coi như đó là điều thú vị trong cuộc sống.

Phong tục cưới hỏi truyền thống

Ngày cưới là ngày hạnh phúc và viên mãn của 2 người. Theo quan niệm của người phương Đông, vào ngày này cặp đôi sẽ tiến hành những nghi thức để chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Chính vì vậy, trong ngay cưới các nghi lễ, nghi thức đều vô cùng quan trọng. Việc kiêng kị một số điều được cho là không may cần được hiểu và thực hiện sớm để hạnh phúc của đôi bạn được viên mãn về sau.

Mỗi vùng miền lại có những phong tục, tập quán khác nhau và mang bản sắc riêng. Những phong tục cưới xin ở các vùng miền thường rất khác nhau khiến cho bất cứ ai khi ở nơi khác đến đều thấy rất bất ngờ. Tất cả những quan niệm đó sinh ra đều nhằm mục đích cầu mong cho cô dâu chú rể được hạnh phúc bên nhau trọn đời.

hai cặp cô dâu chú rể đổi hoa cưới

Văn hóa đổi hoa cưới khi hai đám cưới gặp nhau

Đổi hoa cô dâu không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là ở một số tỉnh thành miền Bắc. “Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành” kiêng kị những điều không may và làm những điều tốt đẹp trong 1 ngày cưới là một nét văn hóa đậm bản sắc của người Việt. Theo quan niệm dân gian ở một số tỉnh thì việc trao hoa cho nhau là để cầu may và chúc cho duyên vợ chồng thêm khăng khít, gắn bó hơn!

Theo đức tin của dân gian xưa, khi 2 đoàn đưa dâu vô tình gặp nhau giữa đường thì nhiều khả năng sẽ có 1 đôi vợ chồng hạnh phúc, còn đôi kia thì kém may mắn hơn. Chính vì quan niệm này mà ông cha ta sẽ đặt ra quy ước, khi 2 đoàn đưa dâu “chạm mặt” trên đường đi thì hai cô dâu trao hoa cưới cho nhau và gửi lời chúc đến đối phương để san sẻ may mắn, cầu chúc mọi sự bình an, thuận lợi và hạnh phúc lâu dài cho cả 2 đôi tân lang – tân nương.

Nhiều người chỉ nghĩ đây là hành động thay cho lời chúc đối phương của hai cô gái, nhưng thực tế thì nó còn có ý nghĩa hơn nhiều. Được biết, theo quan niệm dân gian của một số tỉnh thành miền Bắc thì việc trao hoa cưới cho nhau là để cầu may, đồng thời chúc cho duyên vợ chồng thêm bền chặt, hạnh phúc.

đổi hoa cưới mang lại sự may mắn

Đám cưới đi đường gặp nhau có kiêng gì không?

Ngày cưới là ngày hạnh phúc và viên mãn của 2 người. Theo quan niệm của người phương Đông, vào ngày này cặp đôi sẽ tiến hành những nghi thức để chính thức trở thành vợ chồng của nhau. Chính vì vậy, trong ngay cưới các nghi lễ, nghi thức đều vô cùng quan trọng. Việc kiêng kị một số điều được cho là không may cần được hiểu và thực hiện sớm để hạnh phúc của đôi bạn được viên mãn về sau.

Trên thực tế, không có bất kì một quan niệm nào nói rằng những đám cưới kiêng kị việc đi đường gặp nhau. Bởi lẽ, vào những thời gian được gọi là “ngày lành, tháng tốt” việc rất nhiều đám cưới cùng được tổ chức là điều hết sức bình thường. Sẽ ra sao nếu trên cùng một đoạn đường, hai đám cưới đối đầu rồi đi qua nhau trong sự đông đúc, chen chúc của quan viên hai họ lẫn người dân xung quanh? Chính vì vậy, nếu như bạn đang trên đường đi đón dâu hoặc rước râu về mà gặp một đám cưới khác thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường và rất dễ hiểu.

cô dâu trao hoa cho nhau

Kiêng kỵ khi đón dâu

Trong cưới xin, người Việt rất kiêng kỵ chọn ngày và kén giờ. Chính vì vậy cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp với tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên. Đặc biệt kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu tức là năm mà cô dâu có số tuổi với đuôi là 1, 3, 6, 8 để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi sau này.

Lúc cô dâu theo chồng về nhà tuyệt đối không được quay đầu nhìn lại mà phải đi thẳng về phía trước, Bởi lẽ, nếu nàng còn quay lại nhìn thì người khác sẽ cho rằng đây là một cô dâu ương bước, rất khó dạy bảo và cũng không lo toan công việc nhà chồng được chu đáo. Nhiều nơi, hành trình đi đón dâu cũng được định sẵn với việc đi một đường và khi trở về ở một đường khác để tránh điều không may sẽ theo về nhà.

>>>Xe cưới Hải Phòng

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH NGỌC HIẾU

Địa chỉ: 189 Nguyễn Công Hòa, Lê Chân, Hải Phòng

Hotline: 0934.273.966 - 0934.273.966

Email: admin@xedulichngochieu.com

Website: www.xedulichngochieu.com

Bài viết cùng chuyên mục
Nguyên tắc khi thuê xe tự lái
By 13 September 2022 Tin tức

Xe du lịch Ngọc Hiếu bật mí các nguyên tắc an toàn khi thuê xe tự lái. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.[...]

Xem chi tiết
Cần lưu ý gì khi thuê xe ô tô tự lái?
By 13 September 2022 Tin tức

Bạn đang muốn thuê xe ô tô để đi du lịch, công tác,...? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ kinh nghiệm khi thuê xe tự lái để chuyến đi được thuận lợi,[...]

Xem chi tiết
Tại sao đi ô tô lại bị say?
By 28 July 2022 Tin tức

Say xe khi đi ô tô không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng lý do tại sao lại bị như vậy và cách phòng tránh như nào?[...]

Xem chi tiết